Trang chủ Liên hệ

10 Lưu ý sử dụng điện mùa nóng để phòng chống cháy nổ

CÔNG TY TNHH CSC LIGHTING VIỆT NAM 30/07/2022

Vào mùa hè, các rủi ro về điện dễ xảy ra dẫn đến các sự cố đáng tiếc. Hãy hiểu biết về vấn đề này để bảo vệ an toàn cho gia đình bạn và mọi người xung quanh. Dendien.com.vn thông tin đến bạn những lưu ý khi sử dụng điện mùa nóng để phòng chống cháy nổ!

 

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn điện

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy nổ điện gây ra những tai nạn thương tâm, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường thấy để bạn khắc phục tình trạng này:

2. Mười lưu ý sử dụng điện mùa nóng để phòng chống cháy nổ

Kiểm tra, lắp đặt nguồn điện

Bạn hãy kiểm tra, lắp đặt Áp-tô-mát hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính và cho từng đường dây điện phụ trong nhà. Đặt thiết bị bảo vệ trước từng ổ cắm điện, dây chảy của cầu chì phải theo đúng tiêu chuẩn và phải phù hợp với công suất sử dụng. 

Không dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế dây chảy cầu chì, cầu dao, Áp-tô-mát bị hỏng. Trang bị máy ổn áp để tránh hiện tượng gây cháy nổ do quá dòng, quá áp.

2 Mười lưu ý sử dụng điện mùa nóng để phòng chống cháy nổ

Kiểm tra, lắp đặt nguồn điện

Bạn hãy kiểm tra, lắp đặt Áp-tô-mát hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính và cho từng đường dây điện phụ trong nhà. Đặt thiết bị bảo vệ trước từng ổ cắm điện, dây chảy của cầu chì phải theo đúng tiêu chuẩn và phải phù hợp với công suất sử dụng. 

Không dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế dây chảy cầu chì, cầu dao, Áp-tô-mát bị hỏng. Trang bị máy ổn áp để tránh hiện tượng gây cháy nổ do quá dòng, quá áp.

Lựa chọn tiết diện của dây dẫn phù hợp với khả năng tải dòng điện đến các thiết bị tiêu thụ điện mà nó cung cấp. Kiểm tra các điểm nối của dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn và dễ phát lửa khi bị quá tải, cần được thay mới.

Bạn không nên dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn. Lưu ý không phơi, treo quần áo, khăn, mũ, tranh ảnh,... trên các dây điện và bảng điện,...

Không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm, dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện vì chỗ tiếp xúc sẽ bị ăn mòn hay luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.

Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện

Những thiết bị điện trong nhà cần phải được kiểm tra thường xuyên để sửa chữa hoặc thay thế. Khi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện.

Bàn là, lò sưởi, bếp hồng ngoại,... phải đặt trên vật liệu không cháy và đúng nơi quy định và thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.

Đối với ô tô, xe máy,... Khi đưa vào gara, nhà ở để bảo quản qua đêm nên ngắt hết các thiết bị tiêu thụ điện và rút chìa khóa ra khỏi ổ cắm đề phòng chạm chập gây cháy.

Kiểm tra hệ thống đường điện

Thường xuyên kiểm tra đường dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ như cầu dao, cầu chì, công tắc,... là một cách hiệu quả để ngăn ngừa cháy nổ điện. Ngoài ra, các bạn cũng nên ngắt nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng đến để đề phòng cháy nổ.

Nếu trường hợp dây điện bị đứt, các thiết bị điện bị hỏng thì phải được kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa rồi mới được sử dụng tiếp.

Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách

Để đảm bảo an toàn, việc lắp đặt các thiết bị đóng cắt điện phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Lưu ý các vị trí lắp cầu dao, cầu chì, công tắc và ổ điện

Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc và ổ điện cần phải sắp xếp ở nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện nhất khi sử dụng.

Đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có nguy cơ bị ngập nước thì cần lắp đặt các thiết bị cao hơn nền và sàn nhà ít nhất 1.4 mét.

Sử dụng các thiết bị điện an toàn, chất lượng                                         

Khi lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, bạn phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được để bao che bóng điện.

Không đặt các chất gây cháy (ga, xăng, dầu, giấy,...) gần các thiết bị, dụng cụ điện như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện, chấn lưu đèn huỳnh quang,... Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.   

Các thiết bị như bàn là, bếp điện, các thiết bị gia nhiệt bằng điện trở khi sử dụng phải có người trông coi hoặc các thiết bị phải được lắp hệ thống báo.

Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm thần,... sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt...cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết.   

Lưu ý khi trời mưa to, có sấm sét hay ngập nước   

Khi trời mưa to, có sấm sét hay ngập nước, các bạn cần nhanh chóng tách cáp ăng-ten ra khỏi tivi nhằm tránh sét lan truyền, đồng thời rút phích cắm các thiết bị điện như máy tính, tivi... 

Nếu nhà bị ngập nước hay gió lốc làm tốc mái, đổ tường... các bạn cần ngắt ngay cầu dao điện để đảm bảo an toàn.

Trang bị đồ bảo hộ         

Đồ bảo hộ luôn là điều cần thiết khi bạn tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị điện trong gia đình. Nếu phải leo trèo cao hoặc làm việc trong phòng kín thì cần phải có 2 người để hỗ trợ nhau.

Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

Để đảm bảo an toàn, các bạn tuyệt đối không nên vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị như điện thoại, túi sưởi...

Nếu quá trình sạc kết thúc, các bạn cần rút dây sạc để tránh cháy nổ, đồng thời tránh sự hiếu kỳ của trẻ nhỏ trong gia đình.

Một số biện pháp sử dụng điện an toàn khác

3Ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố

Khi xảy ra cháy do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo cảnh sát PCCC và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện.

Mỗi hộ dân nên trang bị 1 đến 2 bình chữa cháy xách tay bằng khí (CO2,N2...), chữa cháy điện khi mới phát sinh.

 

Bài viết liên quan